Tác phẩm Lâu-ca-sấm

Số lượng kinh văn do Lokakṣema dịch không được sử liệu ghi chép nhất trí. Sách Xuất tam tàng ký tập ghi số lượng gồm 13 bộ 27 quyển. Sách Lịch đại tam bảo ký ghi lên thành 21 bộ 63 quyển. Sách Khai nguyên Thích giáo lục lại ghi là 23 bộ 64 quyển. Lã Trừng trong sách "Tân biên Hán văn Đại tạng kinh mục lục" chi nhận các bản dịch kinh văn của Lokakṣema hiện chỉ bảo tồn được 8 chủng 19 quyển [1].

Một đặc điểm trong phong cách dịch thuật của Lokakṣema, mà các học giả hiện đại dùng để xác định các kinh văn do ông chuyển dịch, là thiên về phiên âm Hán mà ít chuyển ý các thuật ngữ, do vậy bản dịch của ông khá khó hiểu. Ông cũng mượn nhiều thuật ngữ của Đạo giáo để dịch các khái niệm Phật giáo, giữ lại các đặc điểm văn phong của Ấn Độ như những câu tụng dài. Ông thường thể hiện những câu thơ Ấn Độ dưới dạng văn xuôi chữ Hán,[1][7][8] thay vì diễn thơ như các dịch giả sau này.

Trong bộ Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, các biên tập viên đã gán 12 kinh văn chữ Hán cho Lokakṣema trên vai trò dịch giả. Cách sắp xếp này đã được nghiên cứu chi tiết bởi Erik Zürcher, Paul Harrison và Jan Nattier, và một số nghi vấn đã được đưa ra.[9]

Zürcher cho rằng Lokakṣema đã dịch một số kinh văn sau:

  • T224.道行般若經 (Đạo hạnh Bát-nhã kinh, bản dịch của Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā Sūtra).
  • T280.佛說兜沙經 (Phật thuyết Đâu-sa kinh, một phần của Kinh Avatamsaka)
  • T313.阿閦佛國經 (A-súc Phật quốc kinh, Akṣohhya-vyūha)
  • T350.說遺日摩尼寶經 (Thuyết Di Nhật Ma-ni bảo kinh, Kaśyapaparivrata)
  • T418.般舟三昧經 (Bát-chu Tam-muội kinh, Pratyutpanna Samādhi Sūtra)
  • T458.文殊師利問菩薩署經 (Văn-thù-sư-lợi vấn bố-tát thự kinh)
  • T626.阿闍世王經 (A-xà-thế vương kinh, Ajātaśatru Kaukṛtya Vinodana Sūtra)
  • T807.佛說內藏百寶經 (Phật thuyết Nội tàng bách bảo kinh)

Harrison nghi ngờ về các bản kinh văn T626 và cho rằng T418 là sản phẩm sửa đổi và không có niên đại ở thời của Lokakṣema. Ngược lại, Harrison cho rằng bản kinh văn T624 (伅真陀羅所問如來三昧經, Độn-chơn-đà-la sở vấn Như Lai tam-muội kinh, Druma-kinnara-rāja-paripṛcchā-sūtra) phải được coi là do chính ông dịch.

Dựa trên bằng chứng từ danh mục kinh văn chữ Hán, Nattier cho rằng các kinh văn T224 và T418 thuộc vào nhóm đầu tiên, được xem là đại diện cho phong cách dịch thuật của Lokakṣema, mặc dù cả hai đều có một số dấu hiệu chỉnh sửa sau đó. Nhóm kinh văn thứ hai — T280, T350, T458 và T807 — cũng mang phong cách trên của Lokakṣema, mặc dù đôi khi có những điểm bất thường. T624 và T626 tạo thành nhóm thứ ba với nhiều sai lệch hơn so với phong cách dịch thuật của Lokskṣema. Nếu T313 được cho là bản dịch hực sự của Lokakṣema, thì nó đã được sửa đổi nhiều bởi một biên tập viên khuyết danh mặc dù các phần văn xuôi gần với văn phong của ông hơn là thơ.[10]

Một số bản dịch được cho là của Lokakṣema đã bị thất lạc:

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lâu-ca-sấm http://www.book853.com/show.aspx?id=621&cid=103&pa... http://www.lingshh.com/dls3/15.htm http://journals.ub.uni-heidelberg.de/index.php/jia... http://buddhism.lib.ntu.edu.tw/FULLTEXT/JR-MAG/mag... https://archive.org/details/BackCopiesOfBuddhistSt... https://web.archive.org/web/20131023055957/http://... https://web.archive.org/web/20170301205237/http://... https://web.archive.org/web/20180111165247/http://... https://web.archive.org/web/20180111165339/http://...